Thông tin Văn phòng TBT Cục ĐTNĐ Việt Nam
Cập nhật ngày 30/12/2018, GMT+7, Hà Nội
Câu hỏi số 5
các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
Nguyễn Văn An - 01679563344
Trả lời
Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa bao gồm:
1. Số đăng ký của phương tiện bị mờ hoặc bị che khuất (quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa) là hành vi để bùn, đất, vật khác che khuất số đăng ký của phương tiện hoặc để số đăng ký của phương tiện bị tróc sơn, bạc màu, mất chữ, mất số mà không thể đọc được đầy đủ ký hiệu chữ, số đăng ký của phương tiện.
2. Kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định (quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP) là hành vi kẻ, gắn ký hiệu chữ, số của đăng ký phương tiện không đúng vị trí, kiểu chữ, kiểu số hoặc kích thước, mầu sắc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Kẻ, gắn số đăng ký giả (quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP) là hành vi kẻ, gắn số đăng ký cho phương tiện không được cơ quan có thẩm quyền đăng ký cấp.
4. Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giả (quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP) là hành vi sử dụng Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện khác hoặc không do cơ quan có thẩm quyền đăng ký, đăng kiểm cấp.
5. Không sơn hoặc sơn không đúng quy định vạch dấu nước an toàn của phương tiện (quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP) là hành vi không sơn hoặc sơn vạch dấu mớn an toàn trên phương tiện không đúng hình dạng, kích thước, mầu sắc, vị trí theo quy định của cơ quan đăng kiểm hoặc để vạch dấu mớn nước an toàn bị mờ không thể xác định được vạch sơn.
6. Không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc giấy tờ khác theo quy định cho từng loại phương tiện (quy định tại điểm h Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP) là hành vi của người điều khiển phương tiện không có thêm loại giấy được cấp riêng cho loại phương tiện đó, như Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước, Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng, giấy vận chuyển vũ khí, chất độc, chất nổ...hoặc phương tiện vận chuyển hành khách, phương tiện vận chuyển dễ cháy, dễ nổ mà không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc có nhưng không còn hiệu lực
7. Tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện không đúng tiêu chuẩn quy định (quy định tại điểm c Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP) là hành vi sau khi đăng kiểm, phương tiện không giữ được tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, như để nước rò rỉ vào phương tiện, phương tiện bị nứt, thủng, rạn, vỡ, không ăn lái, hệ thống neo không có hiệu lực...
8. Giả mạo hồ sơ để được đăng ký, đăng kiểm phương tiện (quy định tại điểm d Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP) là hành vi sử dụng hồ sơ, giấy tờ của phương tiện khác hoặc sử dụng hồ sơ, tài liệu chưa được cơ quan đăng kiểm phê duyệt, giấy tờ không do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận, để được đăng ký, đăng kiểm phương tiện.
9. Mượn, thuê, cho mượn, cho thuê trang thiết bị của phương tiện để đăng kiểm (điểm đ Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP), hành vi này được áp dụng để xử phạt đối với cả người cho mượn, cho thuê và người mượn, người thuê trang thiết.